Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Vận hành tư tưởng
Nếu chúng ta định nghĩa tư tưởng là một sản phẩm vô dạng, hay kho tàng vô giá của tiềm năng, không phân biệt tuyệt đối hay tương đối. Thì đời sống con người dĩ nhiên và tuyệt đối đã được sống và trưỡng thành theo từng luồng giao thoa từ sự chống chọi tư tưởng của sản phẩm. Chính vì thế, những sản phẩm được phẩm định từ chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa là một tổng hợp được làm nên chất liệu trong đời sống con người.













 


Do đó, nếu trong tiến trình vận hành tư tưởng, tất cả những đặc tính và phẩm chất, đều được lộ hình qua nhiều hình thái và màu sắc. Từ đó tất cả luồng tư tưởng phát sinh, phải phù hợp và thích hợp với đời sống thực tế nơi con người. Ngược lại, tự nó sẽ bị nghịch thái và đào thải bởi trào lưu tiến hóa nhân loại, và nhân loại sẽ khước từ tất cả những biến thái tư tưởng, có tính cách lãng mạn và mê thoa.


 


Vì thế, những dạng bản đi tìm và phục vụ kết qủa của sản phẩm tư tưởng, phải được đem lại phúc hạnh cho toàn thể con người, đáp ứng nhu cầu trong đời sống, và phục vụ xã hội công bằng lành mạnh, chú trọng đến chiều hướng phát huy. Muốn được như thế, tư tưởng phải tự do phóng khoáng, hoàn toàn không bị gò bó hay ép buộc phải chấp nhận quy luật nào, hay sản phẩm tư tưởng nào đi ngược lại trào lưu tiến hóa, cũng như lòng khát khao của dân tộc. Do đó đối với J.J. Rousseau, ông cho rằng quyền tự do tư tưởng là một thứ quyền "thứ nhất, trên hết, tuyệt đối" phải có. Từ đó tất cả những đặc quyền tổng hợp (Sum) sẽ được phục vụ xã hội trên tinh thần đại đa số tác hợp đồng thuận, tiến đến quyết định chung, tất cả cá nhân phải tôn trọng và thi hành trong tinh thần cởi mở, và tự do phát biểu.


 


      Riêng đối với Marx, ông lại đi ngược lại sản phẩm tư tưởng của J. J. Rousseau, biến con người đến chổ hoàn toàn Cộng sản. Nếu xã hội muốn có sự công bằng không phân chia giai cấp hay đẳng cấp. Đối với Marx thứ vương quyền "tổng hợp" (thứ nhất, trên hết, tuyệt đối) này sẽ phải triệt tiêu, để có thể tránh đi biến thái xã hội, đưa con người đến chổ bình đẳng và không bị bóc lột. Tất cả sẽ trở nên đại đồng dưới thiên đàng Xã Hội Chủ Nghiã. Quan niệm nầy, chúng ta thấy có sự trùng hợp cùng với tư tưởng của Paine hay Godwin. Trong đó họ đã đề cập đến xã hội, tự nó không thể có sự tập hợp, nên xã hội cần sự giám định của một định chế thống nhất, từ tư tưởng đến hành động qua hình thức tập trung và chuyên chế.


 


      Tất cả các quan niệm từ J. J. Rousseau cho đến Marx hay Paine hoặc Godwin chỉ là một thứ sản phẩm tư tưởng phó bản, nếu tư tưởng đó không có khuynh hướng đi đến tinh thần tự do chính trị, thích hợp với sự đòi hỏi ở con người. Chính vì thế tự do chính trị là tâm a của vòng tròn, nó còn là trục quay biến hóa hay quyết định tất cả những thịnh suy, hủy diệt, tồn năng trong đời sống từ tâm linh đến vật thể con người. Quan niệm nầy ngày xưa Lão Tử cũng đã từng khẳng định lập trường của mình, qua hình thức yêu cầu nhà cầm quyền phải giử Їạo cho Đời và đời hãy vì đạo. Ngài đã quan niệm cả hai từ đạo cho đến đời có sự gắn liền mật thiết, nương tựa lẫn nhau. Nếu muốn được tồn tại trong tinh thần tự chủ và phát huy. Quan niệm nầy của Lão Tử được tán đồng và hổ trợ tích cực của Trang Tử. Thế nhưng lại hoàn toàn trái ngược với Dương Tử, ông cho rằng nếu con người có được tự do, họ sẽ trở nên ích kỷ và phục vụ quyền lợi riêng tư cá nhân. Vì thế cá nhân phải được tập họp, nếu muốn xã hội công bằng và trật tự (quan niệm nầy giống như Marx).


 


      Thế nhưng, đến đời nhà Tần sau khi thống nhất được Trung Hoa, họ đã dựa theo tinh thần của Dương Tử làm chuẩn, áp dụng chế độ quân chủ chuyên chế được thiết lập và bảo vệ chặc chẻ. Hình thức chuyên quyền đã gặp sự chống đối mãnh liệt của giới sĩ phu Trung Hoa dưới đời nhà Hán, nhà Ngụy, nhà Đường và nhà Minh. Những sĩ phu nầy đã đề cao tư tưởng của Lão Tử và Mạnh Tử. Họ dùng các tư tưởng ấy như một kim chỉ nam để vận động sự ủng hộ trong quần chúng. Nhờ đó, tư tưởng và khuynh hướng chính trị tại Trung Quốc đã được khai thông trên nhiều chiều hướng. Nhất là quan niệm tập quyền chuyên chế đã có khuynh hướng dần dần thay đổi. Tuy nhiên sau biến động ngoại xâm Mông cổ, Trung Hoa không còn lựa chọn nào khác hơn về quyền dân chủ hay tự do. Họ phải miễn cưỡng chấp nhận một định chế đi ngược lại tư tưởng của Lão và Mạnh tử. Mãi cho đến khi Nhật bản xâm lăng, quyền quyết định về định chế chính trị bị kềm kẹp bởi gọng kềm Phát-Xít. Sau đó cho đến năm 1949, Trung Hoa mới có quyền quyết định các định chế xã hội dân sự.


 


      Trong quá khứ tinh thần dân chủ và tự do đã phát xuất từ trước thế kỷ thứ VI tại Hy lạp. Tinh thần được khởi sinh bởi ý niệm dân chủ phân quyền, ấn định vai trò cũng như quyền hạn của công pháp và tư pháp. Đồng thời quyền phát biểu cá nhân cũng được thẩm định và tôn trọng trong các buổi sinh hoạt nghị hội. Mặc dầu ý kiến đó không nhất thiết phải hoàn toàn thích hợp với đại đa số. Theo sau Hy lạp, La mã cũng đón nhận tinh thần dân chủ và tự do như một điều kiện căn bản cần thiết phải noi theo. Dần dần khởi điểm "Hy Lạp" bành trướng sang Anh Quốc, được John Locke chấp nhận và khai triển như một thứ kinh điển lan tràn khắp Âu châu và các quốc gia Tây phương sau nầy. Hơn nữa chính cá nhân John Locke cũng đã yêu cầu nhà Vua thi hành nhân quyền và giải tán chế độ quân chủ chuyên chế nhiều lần. Dĩ nhiên đòi hỏi nầy không phải một sớm một chiều mang lại kết qủa. Thế nhưng tiếng chuông dân chủ và tự do đã được Locke gióng lên một cách trân trọng, trong trạng thái hữu cơ, thiên nhiên, đồng lòng, hợp pháp, hữu lý và hợp tình. Ngoài ra Locke còn truyền đạt thông điệp dân chủ, dựa theo tiến trình thành lập xã hội trật tự, công bằng. Dựa trên căn bản luật và lệ (a) cũng như luật và pháp (b).Tất cả các định ước nầy (gồm có a+b) phải được dựa theo đại đa số đồng thuận với tỷ lệ 2/3. Ông còn đưa ra nguyên tắc phân quyền để tránh chuyên quyền, cũng như quy luật kiểm soát và cân bằng "Checks and Balance).


 


      Bên cạnh tư tưởng của Locke, chúng ta thấy sự đồng dạng và đồng thuận cùng với Montesquieu tại Pháp về căn bản của tự do dân chủ, theo khuôn mẫu John Locke. Tuy nhiên Montesquieu kẻ một vòng tròn ranh giới về tự do trong khuôn khổ Pháp định và hiến định, được đóng khung trong mô hình tam quyền phân lập (Hành pháp, Lập pháp, Tư Pháp). Ông còn đi xa hơn Locke về các khuyến cáo thành lập Hiệp hội, Đảng phái, Nghiệp đoàn với tinh thần tự do, nhưng không được xâm phạm quyền tự do cá nhân, hoặc có hại cho tập thể. Từ những di sản đó, nước Pháp kể từ sau cuộc cách mạng 1789 đã bắt đầu ló dạng những cơ sở phân quyền, dựa theo tinh thần dân chủ. Đồng thời họ cũng nổ lực vận động để được thành lập Hội Nghị Qui Ước, trong mục đích bảo vệ các quyền căn bản của con người, như tự do báo chí, tự do phát biểu, tự do đi lại, tự do tín ngưỡng. Nhất là quyền tự do lựa chọn lá phiếu của cử tri.


 


      Cho đến đầu thế kỷ thứ 19, tinh thần tự do dân chủ được hình thành trên các quốc gia Tây phương. Nhất là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy sĩ v.v... Sự hình thành nầy tùy thuộc vào giai đọan lịch sử, cũng như trình độ dân trí hoặc yếu tố địa dư. Đôi khi còn tùy thuộc vào phong tục tập quán, ở từng địa phương trong thời gian phôi thai. Như trường hợp tại Anh có nhiều luật khi làm ra được nghiên cứu dựa theo "thông lệ" của từng địa phương. Vì thế mới có trường hợp "Common law" ra đời.


 


      Sự ra đời của Common law được sự tán thành và hổ trợ của nhiều quốc gia tây phương. Tuy nhiên muốn có tự do thật sự theo chiều hướng của Alexis thì: Thực thi tự do trước tiên phải ban hành một đạo luật bình đẳng giữa người và người, không phân biệt màu da, địa phương, tôn giáo, giống đực hay giống cái. Song song với sự bình đẳng đó, Alexis còn đưa ra đạo luật chế tài cho những ai lợi dụng tự do làm phương hại đến cá nhân người khác. Tuy nhiên trái ngược với Alexis, Robert Owen, Pierre Joseph Proudhon, Claude de Saint- Simon lại muốn rằng con người phải tập trung để thiết kế một xã hội công bằng và bình đẳng, gạt đẩy đối tượng cá thể nơi tâm thức con người và dồn mọi nổ lực vào sinh hoạt cộng sản, đúng theo đường lối và chủ thuyết của Marx. Hiện tượng biến đổi nầy Marx hoàn toàn khai triển dựa trên căn bản cộng sản luận của Hegel.


 


      Ngoài ra Common law còn là một bước tiến nhảy vọt, nhưng thực tiển. Được áp dụng đối với quốc gia nào thật sự muốn biến đổi tinh thần dân chủ và tự do. Thế nhưng tự do dân chủ và bình đẳng của Montesquieu hay John Locke đã gặp sự chống chọi mãnh liệt từ Pierre eroux và Hythloday qua lời nói bất hủ của họ:  Đóng góp theo khả năng, hưởng thụ theo nhu cầu". Đối với họ, khả năng và nhu cầu là hai vế vừa phục vụ lại vừa thỏa mãn đòi hỏi.  Đó chính là quy luật, không bàn cãi.


 


      Nói tóm lại, ở tư tưởng dân chủ, tự do, bình đẳng. Ba phân số được hóa đồng đã trở thành mẫu số chung. Nếu mẫu số đó không ngoài mục đích phục vụ quyền lợi con người, trong xu hướng thiên nhiên và tự nhiên có sự phối hợp nhất định, dựa trên nguyên tắc lưỡng nghi. Nghĩa là lấy căn bản tư tưởng, làm chất đối kháng chống lại manh nha bất công. Cho nên nếu những ai nhân danh dân chủ, lợi dụng nó như một thứ trang sức, dùng nó che dấu hành vi bạo ngược độc tài. Khi con người tĩnh táo và có điều kiện họ sẽ thức dậy xô đẩy và mạnh dạng đứng lên phục vụ những đòi hỏi ở nhu cầu trong đời sống. Dĩ nhiên giòng nước không bao giờ chảy ngược, vì thế không ai trong chúng ta có thể lội ngược giòng. Do đó, không một cá nhân hay tập đoàn nào, nhân danh và lợi dụng sức mạnh đi ngược lại quyền lợi con người.


 


      Chính vì thế dân chủ và tự do là lý tưởng chính yếu, được con người quyết tâm đi đến điểm cuối cùng, cho dù họ phải trả với bất cứ giá nào. Theo đuổi để phục vụ dân chủ còn là một hình thức phản ảnh trung thực trong niềm tin hôm nay và hy vọng ở ngày mai. Do đó tất cả những khuynh hướng chính trị nào muốn được tồn tại lâu dài, vấn đề trước tiên những khuynh hướng đó phải phù hợp với nguyện vọng thiết thực con người. Đồng thời nền dân chủ pháp trị khi được thành lập phải hoàn toàn thích nghi và phổ cập thực tế trong đời sống hằng ngày.


 


 



Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt  



 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Văn Hóa Là Sản Phẩm Của Con Người (01-09-2010)
    TUẦN LỄ “HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG-TÂY” TẠI VIỆT NAM (01-09-2010)
    Trước cơn thịnh nộ (01-09-2010)
    Trung Quốc Trong Trận Đồ Bát Quái Của Mỹ (01-09-2010)
    Trung Đông Trước Những Thách Đố Mới Với Tân Nội Các (01-09-2010)
    Trung- Á trước ảnh hưởng và tranh chấp (01-09-2010)
    Trọng điểm chiến lược của Hoa Kỳ đối với Á châu (01-09-2010)
    Thế giới vô cực (01-09-2010)
    Thân phận cây chùm gởi (01-09-2010)
    Thách Thức và Hành Động (01-09-2010)
    Thực Dân Mới Hay Đế Quốc Đỏ (01-09-2010)
    Sức mạnh đồng nghĩa với hòa bình (01-09-2010)
    Sự xung đột trên thế giới Đa cực (01-09-2010)
    Rồi Cũng Một Dòng Sông hay Ba Mươi Năm Nhìn Lại (01-09-2010)
    Báo Dân Quyền Phỏng Vấn Thứ Trưởng Bộ Ngọai Giao Việt Nam (01-09-2010)
    Con đường trước mặt của tânTổng thống Obama (01-09-2010)
    Cơ Hội và Thách Thức của Trung Quốc & Ả Rập đối với Iran (01-09-2010)
    Chuyển Động Đông Âu (01-09-2010)
    Chiến lược của Trung Quốc tại lưu vực sông Mê Công (01-09-2010)
    Bên dòng sông Tô Lịch - Ta nhớ đến Thăng Long (01-09-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152798460.